Thủ tục đăng ký tạm trú kt3

Thủ tục đăng ký tạm trú kt3

Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 là một trong những hoạt động pháp lý cần đáp ứng khi tạm thời sinh sống và lĩnh vực ở một khu vực nào đó. KT3 là cuốn sổ tạm trú dài hạn nhưng không phải là nơi đăng ký thường trú của người ngoại tỉnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những nội dung cần thiết về thủ tục pháp lý này để bạn có thể yên tâm “an cư, lạc nghiệp”.

1. KT3 là gì?

Không ít người thắc mắc KT3 là chữ viết tắt của cụm từ nào, có ý nghĩa gì. Thực chất, KT3 chính là từ viết tắt của thẻ tạm trú, sổ tạm trú dài hạn. Trong đó, sổ tạm trú chính là cuốn sổ đăng ký chỗ ở của chủ thể sở hữu cuốn sổ đó, chứng nhận nơi họ sinh sống tại một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nào đó.

thủ tục đăng ký tạm trú kt3

Cùng với KT2 và KT4, KT3 cũng là cuốn sổ tạm trú đang hiện hành mà mỗi công dân có thể sở hữu. 

– Tuy nhiên, sự khác biệt ở việc KT2 áp dụng cho công dân đang cư trú ở địa phương thuộc tỉnh/thành phố, khác với quận/huyện nơi đăng ký thường trú. 

– KT4 lại là cuốn sổ ngắn hạn áp dụng với những công dân đang cư trú tại tỉnh và thành phố, khác với tỉnh/thành phố nơi đăng ký thường trú. 

– Mặt khác, KT3 lại áp dụng cho những công dân cư trú tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố đăng ký thường trú.

Cuốn sổ KT3 chỉ có hiệu lực trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp sổ, chứ không có giá trị vô thời hạn như nhiều người lầm tưởng. Nếu như sau thời gian đó bạn vẫn sinh sống ở nơi đó thì phải xin gia hạn thêm hoặc cấp lại sổ. Có như vậy, mới đảm bảo được việc bạn sinh sống và làm việc tại địa phương này một cách hợp pháp.

2. Đăng ký hộ khẩu tạm trú KT3 để làm gì?

Đăng ký KT3 chính là việc bạn khai báo tạm vắng khi bạn di chuyển đến một địa phương khác sinh sống và làm việc, không phải nơi bạn sinh ra. Để làm điều này, bạn cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, hoàn tất thủ tục đăng ký tạm trú KT3 rồi nhận sổ tạm trú. Đây là việc làm được coi là đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân sống tại Việt Nam.

thủ tục đăng ký tạm trú kt3

Sổ tạm trú KT3 được sử dụng vào những mục đích chủ yếu sau đây:

  • Hoàn tất việc đăng ký quyền sử dụng đất hoặc nhà ở ở nơi tạm trú
  • Sang tên, cho thuê hoặc mua bán nhà đất, bất động sản tại địa điểm tạm trú
  • Sang tên hoặc đăng ký chủ sở hữu cho xe máy, ô tô, tài sản cá nhân của bạn
  • Đăng ký mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tạm trú
  • Điều kiện vay vốn hoặc thế chấp tại các công ty tài chính và ngân hàng
  • Đăng ký gói Internet, nước, điện
  • Đăng ký nhập học cho con, mua bảo hiểm, học bằng lái xe

3. Những điều kiện cần đáp ứng để cấp sổ tạm trú KT3

  • Xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
  • Là công dân đã đăng ký thường trú ở các tỉnh, thành phố khác với nơi tạm trú
  • Là chủ sở hữu khu đất hoặc ngôi nhà ở nơi bạn chuẩn bị đăng ký KT3
  • Nếu là đối tượng thuê nhà thì cần có sự chứng thực từ chủ nhà
  • Sinh sống và làm việc ở khu vực tối thiểu 30 ngày.

4. Hồ sơ và thủ tục đăng ký tạm trú KT3 cần chuẩn bị

Các giấy tờ cần có trong hồ sơ chuẩn bị đăng ký KT3

– Tờ khai nhân khẩu có sẵn

– Nộp bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân có công chức. Cầm sẵn bản gốc đi kèm để có thể xuất trình luôn khi có yêu cầu.

– Với các công dân có nhà ở nơi tạm trú, cần xác minh bằng việc cung cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất hoặc hợp đồng mua nhà. Với người đi thuê hoặc mượn nhà thì phải có báo cáo chứng thực của chủ nhà, ghi rõ thời gian ngày tháng năm và ký tên trong văn bản đồng ý.

– Chuẩn bị sẵn sàng phiếu báo thay đổi hộ khẩu có sẵn

– Tờ phiếu báo cáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu có công chứng

– Bản khai nhân khẩu theo quy định của địa phương.

thủ tục đăng ký tạm trú kt3

Thủ tục đăng ký tạm trú KT3

– Sau khi chuẩn bị hoàn tất bộ hồ sơ trên, bạn đưa đến cơ quan công an phường, xã – nơi yêu cầu cấp sổ KT3 để nộp.

– Viết tờ khai thay đổi nhân khẩu khi nhận được giấy tờ công chứng từ cơ quan có thẩm quyền.

– Chờ đợi xét duyệt hồ sơ trong khoảng sau 3 ngày làm việc.

– Đến ngày hẹn, bạn sẽ lên lại nơi đăng ký tạm trú KT3 để làm việc. Nếu đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì bạn sẽ được cấp sổ KT3 luôn. Trong trường hợp, hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu cơ quan đề ra thì bạn phải làm lại, hoặc bổ sung thêm.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển qua đăng ký KT4 với thời hạn 6 tháng rồi sau thời gian đó thì bạn gia hạn hoặc đăng ký lại từ đầu.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú KT3 không quá phức tạp nên bạn chỉ cần chú ý, cẩn thận soạn thảo, chuẩn bị giấy tờ để không mất công phải làm lại. 

thủ tục đăng ký tạm trú kt3

5. Một số lưu ý cần nhớ khi làm thủ tục đăng ký tạm trú KT3

  • Công dân được cấp sổ KT3 nhưng sau đó không còn sinh sống và làm việc ở khu vực tạm trú nữa từ 6 tháng trở lên thì sổ sẽ mất hiệu lực pháp lý.
  • Trong vòng 30 ngày, nếu sổ sắp hết hiệu lực thì phải đi xin gia hạn hoặc cấp lại sổ mới.
  • Nếu sổ KT3 bị rách hỏng hoặc mất thì sẽ được cấp lại nhưng mất phí.
  • Khi có ý định đăng ký tạm trú KT3, cần tìm hiểu thật kỹ về giấy tờ, điều kiện, hồ sơ cần thiết để tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm việc. Nếu không hiểu rõ thì có thể hỏi trực tiếp người có thẩm quyền hoặc người có kinh nghiệm trước đó.
  • Các thông tin khai báo phải đảm bảo chính xác 100%, không có dấu hiệu sai lệch. Gồm có: tên tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sống và làm việc hiện tại và hoàn cảnh gia đình.
  • Tốt hơn hết không nên chậm trễ quá trình đăng ký KT3, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật để tránh bị phạt hành chính.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giải đáp và chia sẻ nhiều thông tin bổ ích có liên quan đến thủ tục đăng ký tạm trú KT3. Việc làm này là nghĩa vụ, cũng là quyền lợi của công dân, do đó, nên thực hiện đúng quy định trong trường hợp cần làm KT3. Hi vọng rằng, với nội dung trên, các bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức khi làm sổ tạm trú KT3 nhé!

xadieu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *